TUYÊN TRUYỀN HẬU QUẢ CỦA TẢO HÔN

             Tảo hôn là tình trạng hôn nhân được xác lập giữa các cặp vợ chồng mà trong đó một trong hai người hoặc cả hai người chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của luật pháp (theo Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình quy định tuổi kết hôn: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ18 tuổi trở lên). Nếu người nam giới và/hoặc nữ giới kết hôn sớm hơn tuổi này được coi là tảo hôn.         

            Cụ thể vào đầu tháng 04/2024 trên địa bàn thôn Nà Sài – xã Đông Hà phát hiện 02 cặp đã được xác minh cụ thể là tảo hôn, qua tìm hiểu chi tiết về hoàn cảnh, nguyên nhân của từng cặp, Ngày 10/4/2024 Uỷ ban nhân dân xã Đông Hà xã xây dựng kế và ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện nội dung Tiểu dự án 2, thuộc Dự án 9, Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn xã. Ngày 12/4/2024 tổ công tác xã gồm có: cán bộ Dân số xã, cán bộ Tư pháp, Công an xã, các Ban Ngành Đoàn Thể, Ban quản lý thôn đã trực tiếp xuống hộ gia đình  02 bạn nam để tuyên truyền, thống nhất biện pháp tháo gỡ.

         Tổ công tác tuyên truyền, vận động tại hộ gia đình có con tảo hôn

              Sau khi tiến hành tuyên truyền, vận động, tổ công tác nhấn mạnh về hậu quả của tảo hôn đến sức khỏe, giống nòi, qui định của pháp luật, … cho gia đình và 02 bạn nam đã hiểu và tự nguyện viết cam kết hủy hôn, đưa 02 bạn nữ về với gia đình.  

Từ Thực tế trên cho thấy, tảo hôn để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội.

            Đối với cá nhân, gia đình:

          – Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả nam và nữ do bộ máy sinh dục chưa hoàn thiện.

          – Ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bình thường của thai nhi do cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện, chưa đủ sức khỏe để nuôi dưỡng bào thai.

           – Làm gia tăng tỷ lệ tử vong chu sinh và sơ sinh trẻ, gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng bào thai (trẻ đẻ ra có cân nặng dưới 2.500 gram) hoặc dị dạng, dị tật.

          – Làm gia tăng nguy cơ mâu thuẫn và đổ vỡ gia đình do cặp vợ chồng quá trẻ, chưa phát triển đầy đủ về tâm lý và có đủ điều kiện kinh tế để tổ chức cuộc sống gia đình

           – Làm mất cơ hội học tập và có việc làm

          – Tảo hôn là hành vi vi phạm pháp luật. Việc kết hôn sẽ không được pháp luật công nhận. Các quyền lợi vợ chồng sẽ không được tính đến.

           Đối với xã hội:

          –  Là nguyên nhân làm gia tăng nhanh số lượng dân số.

          –  Trẻ em sinh ra tỷ lệ suy dinh dưỡng cao chậm phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, dị dạng, dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dân số.

          –  Gây mất tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật.

          –  Ảnh hưởng đến chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc xây

dựng chế độ gia đình bình đẳng, tiến bộ, no ấm, hạnh phúc.

           –  Gia tăng gánh nặng về y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác.

           Để giảm tình trạng tảo hôn, chúng ta cần:

            –  Tuyên truyền phổ biến bằng nhiều hình thức về Luật hôn nhân và gia đình, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

           –  Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả của tảo hôn.

          –  Truyền truyền cho các gia đình, dòng họ không ủng hộ, khuyến khích hành vi tảo hôn.

          –  Đề cao và phát huy vai trò quản lý của chính quyền địa phương trong việc giám sát thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình tuyên truyền tảo hôn là vi phạm pháp luật./.

 

                                                                                                        Thanh Mai

         

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
0984.761.788
0984761788